Danh sách tổng hợp các vị trí trong bóng đá hiện đại chuẩn FIFA 2020

Danh sách tổng hợp các vị trí trong bóng đá hiện đại chuẩn FIFA 2020 của trang đánh giá nhà cái uy tín nhacai247 sẽ giúp bạn hiểu hơn về đội hình bóng đá. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Danh sách tổng hợp các vị trí trong bóng đá hiện đại chuẩn FIFA 2020

Danh sách tổng hợp các vị trí trong bóng đá hiện đại chuẩn FIFA 2020

Bảng tóm tắt các vị trí trong bóng đá

Ký hiệu Tên các vị trí bằng Tiếng Việt Tên các vị trí bằng Tiếng Anh Ghi chú
GK Thủ môn Goalkeeper
LF Tiền đạo cánh trái Left forward trong sơ đồ 2 hoặc 3 tiền đạo
RF Tiền đạo cánh phải Right forward trong sơ đồ 2 hoặc 3 tiền đạo
CF Tiền đạo trung tâm Centre Forward trong sơ đồ 4-3-3
SW Trung vệ thòng Sweeper / Libero đá thấp nhất trong 3 trung vệ, ví dụ trong sơ đồ 3-5-2
ST Tiền đạo cắm/Trung phong Striker trong sơ đồ chơi 1 tiền đạo duy nhất, ví dụ 4-3-2-1
CB Trung vệ Centre Back / Centre Defender
LB Hậu vệ trái Left Back / Left Defender
RB Hậu vệ phải Right Back / Right Defender
RS Hậu vệ phải right sideback
LS Hậu vệ trái Left sideback
LM Tiền vệ trái Left / right) Midfielder
RM Tiền vệ phải Left / right) Midfielder
CM Tiền vệ trung tâm Centre Midfielder
LWB Hậu vệ chạy cánh trái Left / right) Wide (Back / Defender trong sơ đồ 5 hậu vệ như 5-3-2
RWB Hậu vệ chạy cánh phải Left / right) Wide (Back / Defender trong sơ đồ 5 hậu vệ như 5-3-2
LWM = LW Tiền vệ chạy cánh trái Left / right) Wide Midfielder – Left / right) Winger có trong sơ đồ 4-5-1
RWM = RW Tiền vệ chạy cánh phải Left / right) Wide Midfielder – Left / right) Winger có trong sơ đồ 4-5-1
AM Tiền vệ tấn công Attacking Midfielder
DM Tiền vệ trụ / Tiền vệ phòng ngự Defensive Midfielder  trong sơ đồ 4-1-4-1
RDM Tiền vệ phòng ngự phải Right defensive midfielder
LDM Tiền vệ phòng ngự trái Left defensive midfielder
RCDM Tiền vệ phòng ngự trung tâm những chếch về cánh phải Right central defensive midfielder
LCDM Tiền vệ phòng ngự trung tâm những chếch về cánh trái Left central defensive midfielder
CDM Tiền vệ trụ / Tiền vệ phòng ngự Centre Defensive Midfielder trong sơ đồ 4-2-3-1
CAM Tiền vệ tấn công trung tâm Central attacking midfielder
RAM Tiền vệ tấn công cánh phải Right attacking midfielder
RCAM Tiền vệ tấn công trung tâm nhưng chếch về cánh phải Right central attacking midfielder
LAM Tiền vệ tấn công cánh trái Left attacking midfielder
LCAM Tiền vệ tấn công trung tâm nhưng chếch về cánh trái Left central attacking midfielder

Sơ lược lịch sử ra đời những vị trí trong bóng đá

Trong môn thể thao bóng đá, mỗi người trong số 11 cầu thủ sẽ được chỉ định một vị trí cụ thể trong sân chơi, lần lượt là:

  • Thủ môn
  • Hậu vệ
  • Tiền vệ
  • Tiền đạo.

Các vị trí này sẽ mô tả vai trò chính của cầu thủ và khu vực hoạt động của họ trên sân.

  • Trong giai đoạn khởi điểm phát triển của trò chơi, các đội tập trung chơi chiến thuật tấn công mạnh mẽ. Vào những năm 1800, chiến thuật nổi bật nhất chính là đội hình 1-2-7.
  • Đội hình 2–3–5 được sử dụng một cách phổ biến hơn trong phần sau của  thế kỷ 19, bên cạnh đó, các tên vị trí trên sân đã trở nên tinh tế hơn để phản ánh điều này. 

Ở vị trí phòng thủ , những hậu vệ cánh còn được gọi

  • Hậu vệ trái
  • Hậu vệ phải.

Hàng tiền vệ thì bao gồm:

  • Tiền vệ trái
  • Tiền vệ trung tâm
  • Tiền vệ phải.

Đối với hàng tiền đạo thì có:

  • Tiền đạo cánh trái
  • Trung phong bên trái
  • Trung phong cắm
  • Trung phong bên phải
  • Tiền đạo cánh phải. 
Danh sách các vị trí trong bóng đá hiện đại

Danh sách các vị trí trong bóng đá hiện đại

Mãi đến sau này, khi bóng đá có cơ hội phát triển lên, chiến thuật và đội hình theo tỉ lệ thuật mà phát triển lên và theo đó thay đổi khá nhiều, rất nhiều tên của các vị trí đã thay đổi để phản ánh nhiệm vụ của họ trong bóng đá hiện đại (mặc dù vẫn còn một số tên quen thuộc được giữ lại).

Để lý giải cho bản chất mềm dẻo của bóng đá hiện đại, chúng ta có thể hiểu là các vị trí trong bóng đá không được định nghĩa cứng nhắc như trong các môn thể thao như bóng bầu dục hay bóng đá Mỹ.

Mặc dù là như thế nhưng các cầu thủ sẽ chơi trong một phạm vi vị trí hạn chế trong suốt sự nghiệp của họ, mỗi vị trí họ đảm nhận sẽ yêu cầu về mặt kỹ năng và thuộc tính riêng cụ thể. Đối với một số cầu thủ có thể chơi linh hoạt ở nhiều vị trí thì người ta thường gọi các cầu thủ đó với cái tên:”cầu thủ đa năng”.

Tuy nhiên, nói đến chiến thuật bóng đá tổng lực, các cầu thủ sẽ được xác định vào một vị trí một cách lỏng lẻo. Đối với những chiến thuật này thì đòi hỏi cầu thủ phải có kỹ năng cực kỳ linh hoạt, chẳng hạn như  Johan Cruyff, người có thể chơi tốt mọi vị trí trên sân trừ thủ môn.

Vị trí Thủ Môn – GK

Thủ môn là gì? Cách chơi tốt ở vị trí thủ môn

Thủ môn là gì? Cách chơi tốt ở vị trí thủ môn

Thủ môn là cầu thủ đứng ở vị trí cuối cùng của hàng hậu vệ giữa hàng tấn công của đối phương và khung thành/hàng phòng ngự của đội mình, là người duy nhất được đặc quyền chạm bóng bằng tay và cánh tay trong trận đấu (giới hạn trong khu cấm địa đội nhà). Vị trí này có vai trò ảnh hưởng đến sự thắng thua của cả đội, đó chính là bảo vệ khung thành đội nhà và ngăn cản đối phương ghi bàn thắng.

Thủ môn thường được viết tắt là TM trong tiếng Việt hoặc GK trong các trận đấu quốc tế (do chữ Goalkeeper trong tiếng Anh). Trong tiếng Việt còn được gọi là thủ thành, người trấn giữ khung thành.

Trong cả trận đấu, thủ môn là người không thể thiếu ở mỗi đội chơi. Nếu trong trường hợp thủ môn bị chấn thương hay bị đuổi khỏi sân bắt buộc người đó phải rời khỏi sân thì 1 cầu thủ khác phải trấn giữ khung thành, ngay cả khi đội bóng đó không còn ai để thay thế hoặc/và đã sử dụng hết lần thay người. 

Màu áo của thủ môn cũng khác biệt so với mọi người trong đội nhà, đội khách, trọng tài và thủ môn của đối phương.

Lịch sử ra đời thủ môn trong bóng đá

Từ năm 1581, Richard Mulcaster là người có những miêu tả đầu tiên về các đội bóng đá với cầu thủ có vị trí, tuy nhiên ông lại không hề nhắc tới thủ môn. 

Đến năm 1602,  Cornish Hurling mới là người nhắc tới việc bảo vệ khung thành. 

Theo Carew: “họ cắm hai bụi cây xuống đất, cách nhau khoảng tám hoặc mười foot; và đối diện nó, cách đó khoảng 200 hay 240 feet, và họ gọi là “gôn”.  Một trong hay cái này được chọn bằng rút thăm cho một bên, còn phía kia cho đối thủ. Tại đó họ phân cho người bảo vệ, hai người cản ném tốt nhất”

Từ thế kỷ thứ 16, những đoạn văn miêu tả về việc ghi bàn xuất hiện trong văn học Anh. Chẳng hạn như vở kịch  The Blind Beggar of Bethnal Green (Tên ăn xin mù của Bethnal Green) của John Day (diễn vào khoảng 1600; xuất bản vào 1659): “Tôi sẽ ghi bàn tại trò camp-ball” (một loại bóng đá cực kỳ bạo lực, phổ biến ở Đông Anglia). 

Năm 1613, trong bài thơ của Michael Drayton đã nói rằng “when the Ball to throw, And drive it to the Gole, in squadrons forth they goe”. Đã khẳng định một cách chắc nịch rằng bất cứ trò chơi nào có khung thành, là ở đó một loại thủ môn cũng phải tồn tại.

Năm 1633, David Wedderburn đã nói đến từ “giữ gôn” tuy nhiên lại không đồng nghĩa với cách gọi như ngày nay. 

Bởi vì thủ môn là “linh hồn của trận đấu”, giữ một vị trí cố định trên sân còn “giữ gôn” thì bất cứ ai đứng gần khung thành cũng có thể làm nhiệm vụ này; ông ta đã dùng từ Latinh “metum” có nghĩa là vật đánh dấu đoạn cuối của một cuộc đua ngựa).

Thủ môn thường chơi giữa 2 cột gôn và có rất ít sự linh hoạt, trừ khi họ cản phá cú sút của đối phương lúc ban đầu. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó có sự thay đổi về cách thức và phương pháp thi đấu, thủ môn bắt đầu có vai trò tích cực hơn trong trận đấu. Luật chơi nguyên thủy cho phép thủ môn cầm bóng tại phần sân nhà của đội mình. Nó đã được xem lại vào năm 1912, hạn chế sử dụng tay chỉ tại vòng cấm địa và khung thành.

Năm 1922, luật bóng đá có sự thay đổi lớn do  Hội đồng Thế giới đề ra, trong đó vị trí thủ môn cũng có sự thay đổi. Đáng chú ý là luật chuyền về, cấm thủ môn cầm bóng bằng tay khi nhận 1 đường chuyền về của đồng đội được thực hiện không phải bằng đầu, vai hoặc ngực. Do đó, tất cả các thủ môn cần phải luyện tập khả năng khống chế bóng bằng chân của mình.

Vị trí của Thủ Môn trên sân bóng

Có thể nói, vị trí của thủ môn khá đặc biệt trên sân. Khác với những cầu thủ khác, thủ môn có quyền đụng bóng bằng bất cứ bộ phận nào của cơ thể miễn là họ đứng trong vòng cấm địa, ở ngoài vòng đó, thủ môn không được phép dùng bàn tay hoặc cánh tay để chơi bóng.

Mặc dù thủ môn có những đặc quyền  trong luật bóng đá, ngoài việc dùng tay trong vòng cấm địa, họ cũng vẫn phải tuân theo cùng luật lệ như tất cả các cầu thủ khác.

Kỹ thuật làm Thủ Môn hay

Một số thủ môn trực tiếp  phạm lỗi với tiền đạo đối phương khiến họ bị chấn thương khi dâng cao tấn công trong vòng cấm địa sẽ bị nhận thẻ đỏ và đuổi ra khỏi sân. Đã có trường hợp một cầu thủ  bị chấn thương vĩnh viễn phải từ bỏ sự nghiệp khi bị thủ môn đối phương xoạc bóng gãy xương chân trong một pha dâng cao tấn công.

Thủ môn sẽ được chơi ở bất cứ đâu trên sân và không bị giới hạn bởi vùng cấm địa, họ thường đóng vai trò là 1 hậu vệ tăng cường trong một số tình huống của trận đấu.

Các thủ môn René Higuita của Colombia, Jorge Campos của México và Bruce Grobbelaar của Liverpool là những thủ môn có đôi chân khá điêu luyện và họ thường chơi ở phía ngoài khu cấm địa. 

Có một số thủ môn còn trực tiếp ghi bàn, một số khác ghi bàn bằng cách  lao lên cuối sân của đối phương để tạo ra lợi thế về số cầu thủ. Đây là một kiểu chơi khá mạo hiểm, và chỉ thường thực hiện vào cuối trận, để ghi bàn vào những phút cuối khi đội nhà của thủ môn đó bị thiếu người (và chỉ khi cách biệt về tỷ số là không quan trọng).

Kiểu chơi này hiếm khi thành công, mặc dù đã có những thủ môn như Michelangelo Rampulla, Jens Lehmann, Peter Schmeichel, Mart Poom, Marco Amelia, Andrés Palop, Brad Friedel, Massimo Taibi và Mark Crossley đã ghi bàn từ những tình huống như thế.

Có một số pha ghi bàn đầy bất ngờ và không lường trước từ pha phát bóng của các thủ môn, điều này khá là hiếm trong lịch sử bóng đá,  khi trái bóng bay đập đất khiến cho thủ môn đối phương không thể chụp được bóng. 

Paul Robinson và Pat Jennings đều đã ghi bàn trong những tình huống như vậy, và cũng thật trùng hợp là họ đều chơi cho Spurs. Một trường hợp khác xảy ra tại trận bán kết giải SEA Games 2003 giữa hai đội Việt Nam và Malaysia, thủ môn Syamsuri Mustafa của Malaysia cũng ghi 1 bàn thắng từ pha phát bóng ở vòng cấm sân nhà.

Dụng cụ và Quần áo của Thủ Môn

Thủ môn là người mặc áo khác với cầu thủ và trọng tài trong trận đấu, điều này được FIFA quy định từ trước. Quần áo thủ môn thường màu xanh lá cây, vàng sáng, cam, ghi bạc hoặc những màu sắc khác.

Một số thủ môn rất dễ nhận ra vì cách ăn mặc của họ, như Lev Yashin, có tên thân mật là “Nhện Đen” vì bộ đồ toàn màu đen của anh, hoặc Jorge Campos, nổi tiếng vì bộ áo thi đấu màu mè sặc sỡ.

Găng tay thủ môn là một dụng cụ không thể thiếu của hầu hết các thủ môn, nó giúp  tăng độ dính với quả bóng, và để bảo vệ họ khỏi bị thương. Hiện nay có những loại găng tay được thiết kế để chống chấn thương như trật ngón tay.

Việc đeo găng tay hoàn toàn không phải là điều bắt buộc trong tất cả những trận đấu, tuy nhiên do tính ma sát khi chụp nên hiếm khi thủ môn vào sân mà không có nó trong những trận đấu chuyên nghiệp. Tuy nhiên họ có thể bỏ nó trong loạt sút luân lưu.

Danh tính các thủ môn nổi tiếng

  • 1987 – Bỉ Jean-Marie Pfaff
  • 1988 – Liên Xô Rinat Dasaev
  • 1989 – Ý Walter Zenga
  • 1990 – Ý Walter Zenga
  • 1991 – Ý Walter Zenga
  • 1992 – Đan Mạch Peter Schmeichel
  • 1993 – Đan Mạch Peter Schmeichel
  • 1994 – Bỉ Michel Preud’Homme
  • 1995 – Paraguay José Luis Chilavert
  • 1996 – Đức Andreas Köpke
  • 1997 – Paraguay José Luis Chilavert
  • 1998 – Paraguay José Luis Chilavert
  • 1999 – Đức Oliver Kahn
  • 2000 – Pháp Fabien Barthez
  • 2001 – Đức Oliver Kahn
  • 2002 – Đức Oliver Kahn
  • 2003 – Ý Gianluigi Buffon
  • 2004 – Ý Gianluigi Buffon
  • 2005 – Cộng hòa Séc Petr Čech
  • 2006 – Ý Gianluigi Buffon
  • 2007 – Ý Gianluigi Buffon
  • 2008 – Tây Ban Nha Iker Casillas
  • 2009 – Tây Ban Nha Iker Casillas
  • 2010 – Tây Ban Nha Iker Casillas
  • 2011 – Tây Ban Nha Iker Casillas

Vị trí cầu thủ Hậu vệ – DF

Hậu vệ là những cầu thủ chuyên chơi bóng ở vị trí phía sau hàng tiền vệ và thường có nhiệm vụ hỗ trợ cho thủ môn, ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. Hậu vệ có tên viết tắt trong các trận đấu quốc tế là DF; viết tắt trong tiếng Việt là HV; tiếng Anh: Defender.

Hiện nay trong đội hình có 4 loại Hậu Vệ:

  • Hậu Vệ Trung Tâm
  • Hậu vệ quét
  • Hậu vệ Biên
  • Hậu Vệ Biên Tấn Công

Hậu vệ Trung Tâm – CB

Hậu vệ Trung Tâm còn có tên gọi khác chính là trung vệ  (viết tắt là CB; tiếng Anh: Center Back), giúp ngăn chặn cầu thủ của đối phương,  đặc biệt là tiền đạo, không cho ghi bàn, và đưa bóng ra khỏi khu vực cấm địa, chơi ở vị trí giữa của hàng hậu vệ. Đa số đội bóng có hai trung vệ, đứng chắn trước thủ môn. 

Trong phòng thủ, thường có 2 chiến thuật chính có sử dụng trung vệ, đó chính là là “phòng thủ khu vực”, trong đó mỗi trung vệ sẽ lãnh một khu vực cụ thể trên sân, và “một kèm một”, trong đó mỗi trung vệ sẽ lãnh một cầu thủ cụ thể bên đối phương. 

Thông thường, những cầu thủ có thân hình cao to  đánh đầu tốt và có khả năng xoạc bóng sẽ được chọn làm trung vệ.  Khả năng đọc trận đấu cũng là một đòi hỏi quan trọng với vị trí này. Đặc biệt là  trong các trận đấu chất lượng thấp, các trung vệ ít khi tập trung vào kiểm soát và chuyền bóng mà chỉ lo phá bóng theo kiểu an toàn là trên hết. 

Tuy nhiên, các trung vệ trước đó phải có kiến thức cơ bản trong bóng đá và có khả năng kiểm soát bóng tốt, đây là điều cần thiết từ trước tới nay. 

Một số hậu vệ trung tâm nổi tiếng hiện nay: Sergio Ramos, Mats Hummels, Thiago Silva, Gerard Piqué, David Luiz, Jérôme Boateng, Giorgio Chiellini, Vincent Kompany, Leonardo Bonucci, Quế Ngọc Hải….

Hậu vệ Quét – SW

Hậu vệ Quét (viết tắt là SW; tiếng Anh: Sweeper) cũng ở vị trí trung vệ, nhưng lại là người linh hoạt hơn, đảm nhiệm trọng trách “quét” banh nếu như đối phương vượt qua được hàng hậu vệ thấp nhất.Điều thuận lợi đó chính là vị trí này  tự do hơn các hậu vệ ở vị trí khác là phải kèm cặp tiền đạo đối phương. Do đó, vị trí này còn được gọi là Libero (tiếng Ý nghĩa là tự do). 

Đối với hậu vệ “quét”, khả năng đọc trận đấu quan trọng hơn rất nhiều so với trung vệ.  Một hậu vệ quét đôi khi được xem là người tạo ra các đường bóng phản công, và do đó cần phải có khả năng khống chế và chuyền bóng tốt hơn một trung vệ mẫu mực. 

Tuy nhiên, hậu vệ quét thường là những cầu thủ chuyên phòng thủ. Ví dụ như trong hệ thống catenaccio (phòng ngự đổ bê tông) của bóng đá Ý trong thập niên 1960, có một hậu vệ quét thuần túy chỉ đi lởn vởn ở khu vực phía sau.

V. Van Dijk

V. Van Dijk

Franz Beckenbauer, Bobby Moore, Gaetano Scirea, Laurent Blanc, Matthias Sammer, Ruud Krol, Franco Baresi, Paolo Maldini và Daniel Passarella… là một vài trong số các hậu vệ quét giỏi nhất trong lịch sử bóng đá. Phong cách phòng thủ của họ được xem là có xu hướng tấn công hơn so với hậu vệ trung tâm ngày nay. 

Hậu vệ quét còn có khả năng thần thánh đó chính là đọc và  đoán được hành động tấn công tiếp theo, anh ta có thể chặn đường chuyền rồi phân phối tới trước cho đội nhà. Trong bóng đá hiện đại ngày nay, việc sử dụng  vị trí này khá hạn chế, và ít câu lạc bộ trong các giải bóng đá lớn còn giữ vị trí này. Vị trí này được phát triển thành Tiền vệ thủ.

Hậu vệ Biên – FB / RB / LB

Hậu vệ Biên (viết tắt là FB/RB/LB; tiếng Anh: Full Back/Right Back/Left Back) là người đứng đầu  ở nhiều vị trí phòng thủ khác nhau ở trên phần sân nhà. Họ có nhiệm vụ quan trọng đó chính là ngăn cầu thủ đối phương tạt bóng hoặc chuyền bóng vào vùng cấm địa. 

Ở một số hệ thống phòng thủ,  những hậu vệ biên phải kèm cặp tiền đạo đối phương, không cho tấn công. Đa số các hậu vệ cánh cũng được đòi hỏi phải cung cấp các hướng tấn công bằng cách dâng lên dọc theo cánh và tạt bóng vào giữa. 

Trong đội hình 2-3-5 truyền thống, hai cầu thủ ở cuối hàng hậu vệ trước thủ môn gọi là hậu vệ biên. Họ được phân biệt với các tiền vệ thủ (3 trong đội hình 2-3-5). Đội hình này ít sử dụng trong các trận đấu hiện đại, đa số các đội sử dụng đội hình bốn hậu vệ, nhưng từ hậu vệ cánh vẫn được sử dụng. Hậu vệ biên giờ đây có vị trí rộng ở hàng hậu vệ, và thường xuyên di chuyển vào giữa để lấp kín khoảng trống.

Đối với những hậu vệ thường dùng “tiểu xảo” phải kể đến đó chính là những hậu vệ biên to lớn theo kiểu truyền thống của nước Anh, điều này nói nôm na tức là  đá bóng vào chân đối phương có chủ ý, một hành động được xem là đúng luật ở Anh nhưng lại là vi phạm luật ở các nước khác, và đã gây ra nhiều tranh cãi khi các trận đấu bóng đá được quốc tế hóa kể từ sau thập niên 1950. 

Hiện nay, cách này đã bị cấm, do đó cũng tạo ra những vai trò khác cho hậu vệ cánh. Vai trò của hậu vệ cánh thường liên quan đến yếu tố tấn công: Ở một số đội hình thì hậu vệ cánh sẽ thay cho một số cầu thủ chạy cánh và thường được yêu cầu dâng lên để chuyền ra các vị trí khác như tiền vệ hay tiền đạo. Hậu vệ biên hiện đại thường nhanh nhẹn, mạnh trong việc chuồi bóng và thể lực tốt để chạy lên/xuống trên sân.

Hậu vệ Biên Tấn Công – WB / RWB / LWB

Hậu vệ Biên Tấn Công (viết tắt là WB/RWB/LWB; tiếng Anh: Wingback/Right Wingback/Left Wingback), thường được gọi bằng cái tên khác là hậu vệ tự do,  là một biến thể hiện đại của hậu vệ biên với yếu tố tấn công được nhấn mạnh hơn. 

Vị trí này thường có mặt trong đội hình 3-5-2, và có thể xem là một phần quan trọng của tiền vệ. Nhưng họ cũng có mặt trong hệ thống 5-3-2 và nhiều chức năng hậu vệ hơn.

Trong quá trình phát triển của bóng đá, hậu vệ biên tấn công là sự kết hợp của tiền vệ cánh và hậu vệ biên. Hiện nay, vị trí này đã trở thành một vị trí thực sự cần thiết  trong bóng đá hiện đại. Hậu vệ biên tấn công mạo hiểm hơn hậu vệ biên và được yêu cầu phải năng động hơn trong đội hình không có tiền vệ cánh. 

Một hậu vệ biên đòi hỏi phải có thực lực tốt để có thể tấn công, tạt bóng và phòng thủ một cách hiệu quả nhất khi tiền đạo đối phương tấn công dọc hành lang. Một tiền vệ thủ thường được yêu cầu bọc lót khi hậu vệ cánh dâng lên cao để tham gia tấn công cùng tiền vệ hay tiền đạo.

Một số hậu vệ biên nổi tiếng hiện nay: Dani Alves, Jordi Alba, Marcelo Vieira, Dani Carvajal, Kyle Walker.

Vị trí cầu thủ Tiền Vệ – MF

Tiền vệ là những cầu thủ có vị trí chơi ở phía dưới tiền đạo và phía trên hậu vệ. Chức năng chính của họ là đoạt bóng từ đối phương, phát động tấn công để đưa bóng lên cho tiền đạo, hoặc tự mình ghi bàn. Tiền vệ viết tắt trong các trận đấu quốc tế là MF; tiếng Anh: Midfielder.

Có một số tiền vệ thuộc thiên hướng phòng thủ, trong khi một số khác thường di chuyển ở vị trí ranh giới giữa tiền vệ và tiền đạo. Tùy mỗi đội hình khác nhau sở hữu số tiền vệ khác nhau, tùy theo đội hình mà đội bóng lựa chọn và tùy theo theo vai trò của mỗi cá nhân. 

Trong bóng đá có bốn loại tiền vệ gồm:

  • Tiền vệ chạy cánh
  • Tiền vệ phòng ngự
  • Tiền vệ tấn công
  • Tiền vệ trung tâm.

Tiền vệ Phòng Ngự – DM

Tiền vệ Phòng Ngự (viết tắt là DM; tiếng Anh: Defensive Midfielder) thường là tiền vệ trung tâm giữ vị trí  hàng hậu vệ với vai trò hỗ trợ hậu vệ để phòng ngự, ngăn cản đối phương ghi bàn thắng. Đây hoàn toàn là vai trò mới trong nền bóng đá hiện đại.  nó được xem là một sự tiến hóa của vị trí hậu vệ quét trước đây.

Vị trí này thường không hiện diện nổi bật trên sân nhưng rất quan trọng trong các trận đấu hiện đại. Đây là một vị trí mang tính chuyện nghiệp cao, và đòi hỏi ở cầu thủ đảm nhiệm những khả năng cũng như tố chất riêng biệt.

Một tiền vệ phòng ngự thường có những nhiệm vụ chính như sau: 

  • Ngăn chặn được đợt  tấn công của đối phương bằng cách trực tiếp cản phá, hoặc hỗ trợ đồng đội cản phá.
  • Hỗ trợ bọc lót cho các hậu vệ biên, các tiền vệ khác và cả các trung vệ khi họ dâng lên tham gia tấn công nhưng chưa kịp lui về.
  • Tiếp nhận bóng từ các hậu vệ và tiếp tục chuyền lên phía trên. Những đường chuyền giữa các hậu vệ thường chứa đựng yếu tố nguy hiểm không nhỏ. Vì vậy sự có mặt của các tiền vệ phòng ngự ngay phía trước các hậu vệ là một phương án phát động tấn công an toàn hơn trong bóng đá hiện đại.
  • Phân phối bóng từ trung lộ ra hai biên hoặc chuyền vượt tuyến lên cho các cầu thủ tấn công.
  • Gây sức ép buộc đối phương phải chuyền bóng ra biên thay vì tấn công trực diện, giảm thiểu sức ép cho hàng phòng ngự.
  • Các tiền vệ phòng ngự đôi khi được điều động ra hai biên để ngăn chặn những pha di chuyển từ biên vào trung lộ của cầu thủ tấn công biên bên phía đối phương.

Những tiền vệ phòng ngự nổi tiếng hiện nay như: Casemiro Jorginho, Matic, Busquets, Kante,…

Tiền vệ Trung Tâm – CM

Tiền vệ Trung Tâm (viết tắt là CM; tiếng Anh: Centre Midfielder) là một vị trí có vai trò khá linh hoạt trên sân.  có lẽ là quan trọng nhất trong việc tổ chức tấn công. Vị trí của họ cho phép họ có tầm nhìn bao quát trận đấu, và vì đa số diễn biến diễn ra trong khu vực hay xung quanh khu vực mà họ kiểm soát, các tiền vệ trung tâm thường cố gắng kiểm soát cách trận đấu diễn ra.

Paul Pogba - tiền vệ trung tâm

Paul Pogba – tiền vệ trung tâm

Khu vực này của sân thường được gọi khoảng không hoạt động, vì những đội bóng lớn khó mà thành công nếu không có tiền vệ trung tâm giỏi, thống lĩnh khu trung tuyến.

Những Tiền vệ trung tâm nổi tiếng nhất hiện nay : Luka Modrić, Toni Kroos, Paul Pogba, Arthur Melo.

Tiền vệ Chạy Cánh – LM / RM

Tiền vệ Cánh (viết tắt là LM/RM; tiếng Anh: Left Midfield/Right Midfield) là tiền vệ tấn công nhưng có vị trí rộng dọc theo hai bên đường biên dọc. Những tiền vệ cánh chẳng hạn như Stanley Matthews hay Jimmy Johnstone thường được xếp vào vị trí tiền đạo trong đội hình chữ W truyền thống, và được biết với tên “Ngoài bên trái” hoặc “Ngoài bên phải”, nhưng khi chiến thuật thay đổi qua thời gian, tiền vệ cánh đã có thể chơi bó vào sâu phía bên trong sân hơn. 

Những cầu thủ đá cánh hiện đại, nay thường được xếp vào vị trí tiền vệ, thường trong đội hình 4-4-2 hoặc 4-5-1. Tuy vậy trong bóng đá hiện đại cũng không có ranh giới rõ ràng giữa tiền vệ cánh và tiền đạo cánh. Vị trí tiền đạo cánh thường được áp dụng cho cầu thủ tấn công biên trong đội hình 4-3-3 hoặc 3-4-3.

Tiền vệ cánh thường là những cầu thủ nhanh nhẹn và có kỹ thuật lừa bóng tốt.

Một số tiền vệ cánh xuất sắc hiện tại: Arjen Robben, Franck Ribéry, Gareth Bale, Ángel Di María,…

Tiền vệ Tấn Công – AM

Tiền vệ Tấn Công (viết tắt là AM; tiếng Anh: Attacking Midfielder) là một tiền vệ thường chơi ở vị trí cao hơn một chút so với các tiền vệ ở vị trí khác, nhiệm vụ của tiền vệ này chính là  hỗ trợ việc ghi bàn thắng.  

Tiền vệ công là một vị trí có ảnh hưởng lớn trên sân và yêu cầu cầu thủ phải có khả năng kỹ thuật tốt, khả năng chuyền bóng tạo đột biến và đôi khi cả kỹ năng lừa bóng. 

Đối với những tiền vệ công, việc sút bóng tốt là một kỹ năng hoàn toàn cần thiết, vì thi đấu ở vị trí không xa khung thành đối phương, họ cũng có nhiều cơ hội tung ra cú dứt điểm. Rất nhiều tiền vệ công sử dụng khả năng sút xa như là thứ vũ khí nguy hiểm của mình.

Các Tiền vệ tấn công hay nhất hiện nay : Philippe Coutinho, Isco, Kevin De Bruyne, David Silva, Mesut Özil, Christian Eriksen,…

Philippe Coutinho - tiền vệ tấn công

Philippe Coutinho – tiền vệ tấn công

Tiền vệ Kiến Thiết từ tuyến dưới – DLM

Tiền vệ kiến thiết từ tuyến dưới (viết tắt là DLM; tiếng Anh: Deep-lying Midfielder) là tiền vệ trung tâm có khả năng phát động tấn công từ vị trí lùi thấp, gần hàng hậu vệ của đội mình. Họ thường được hỗ trợ bởi một tiền vệ thủ mạnh mẽ bởi họ không chuyên bên vai trò phòng ngự. 

Khả năng chuyền bóng chính xác ở mọi cự ly là một điều cần thiết mà bất kỳ cầu thủ kiến thiết nào  từ tuyến dưới bắt buộc phải có. Bên cạnh đó, họ cũng phải có khả năng quan sát nhạy bén. Đôi khi họ cũng dâng cao để tham gia tấn công hoặc tìm cơ hội dứt điểm từ xa. 

Vị trí này cũng đòi hỏi sự sáng tạo cao. Bởi hầu hết  các đường bóng tấn công của một đội bóng đều qua chân cầu thủ kiến thiết nên một cầu thủ có khả năng chuyền bóng tạo bất ngờ cho đối phương thường có ảnh hưởng lớn đến trận đấu. 

Thông thường, ở những trận đấu có vị trí khá thấp  ít phải chịu sức ép từ các vị trí phòng ngự của đối phương và có thời gian quan sát để tung ra những đường chuyền chính xác. 

Đây cũng là một vị trí mới trong chiến thuật bóng đá hiện đại. Những người đầu tiên thi đấu ở vị trí này chính là Carlo Ancelotti, Demetrio Albertini, Josep Guardiola và Andrea Pirlo.

Tiền vệ Đa Năng BBM

Tiền vệ Đa Năng (viết tắt là BBM; tiếng Anh: Box-to-Box Midfielder) là loại tiền vệ khá linh hoạt, có thể di chuyển cơ động khắp mặt sân. Khi thi đấu họ có thể đảm đương được nhiều vị trí khác nhau trên sân. 

Thông thường, các tiền vệ này thường không chơi ở một vị trí cố định mà di chuyển rộng khắp từ dưới lên trên hay ngược lại, bao phủ một khoảng không gian lớn và tham gia vào cả phòng ngự lẫn tấn công, có băng lên phía trước để ghi bàn và cũng có thể lùi về phía sau để phòng thủ. 

Bởi vì là những cầu thủ linh động nhất trong cả đội, nên họ thường phải có  thể lực cực tốt và có khả năng tranh cướp bóng, chuyền bóng, sút bóng và giữ bóng. Những cầu thủ điển hình : Arturo Vidal, Ivan Rakitić, Radja Nainggolan.

Vị trí cầu thủ Tiền Đạo – Forwards

Tiền đạo (tiếng Anh: Forwards) là tên gọi chung cho một vai trò trong bóng đá.  Những người chơi ở các vị trí này thường đứng gần khung thành của đối phương nhất, và do đó chủ yếu chịu trách nhiệm ghi bàn cho đội bóng của mình.

Ở những vị trí này thường là dâng cao và dễ ghi bàn hơn g hơn các vị trí khác. Đây là một trong những vị trí đòi hỏi nhiều khó khăn, và nó thường gắn liền với nhiều chấn thương cho các cầu thủ nhất do hay bị các hậu vệ đội bạn truy cản.

Một đội hình hiện đại thường bao gồm 1 đến 3 tiền đạo, 2 là phổ biến nhất. Huấn luyện viên thường cho một tiền đạo chơi ở trên vị trí cao nhất trong đội hình, không cần lui về phần sân nhà và trách nhiệm chủ yếu là ghi bàn (tiền đạo cắm), và một cầu thủ khác lui về sâu hơn một chút và hỗ trợ trong việc đưa ra các đường chuyền dọn cỗ cũng như dứt điểm khi cần thiết (hộ công).

Tiền đạo thường được chia làm 4 vị trí khác nhau, đó chính là:

  • Tiền đạo trung tâm
  • Tiền đạo thường
  • Tiền đạo thứ 2
  • Tiền đạo cánh.

Tiền Đạo Trung Tâm – CF

Tiền đạo Trung Tâm (viết tắt là CF – Centre Forward), thường được gọi là Trung Phong,  là một vị trí thường được giao cho một cầu thủ cao lớn, được biết đến là người ghi bàn cho cả đội bóng.

Tiền đạo được sử dụng để giành chiến thắng trong những pha tranh chấp nhằm đón những đường chuyền dài hoặc nhận bóng trong chân và “phát động” bóng lên cho đồng đội phía trước, để giúp đồng đội bằng cách cung cấp một số đường chuyền vào trong khu vực 16m50, hoặc tự mình ghi bàn; các biến thể sau này thường đòi hỏi phải có tốc độ nhanh hơn. 

Thông thường, một tiền đạo trung tâm phải có sức mạnh và chiều cao, điều này giúp dễ dàng giành chiến thắng trong các pha tranh đấu, và tranh chấp tay đôi với hậu vệ. Các HLV thường chỉ sử dụng một tiền đạo trung tâm đứng ở tuyến trên để đón bóng và lúc đó họ được gọi là tiền đạo trung tâm cắm (ST) nhưng thường được gọi tắt là Tiền đạo cắm, họ thường không di chuyển nhiều mà chỉ đứng chờ bóng và kiếm bàn thắng cho đội nhà. 

Tiền đạo cắm thường xuất hiện trong các đội hình chỉ sử dụng một tiền đạo trung tâm: 4-2-3-1, 4-5-1… hay các đội hình chơi với ba tiền đạo trong đó có một tiền đạo trung tâm đứng ở giữa (gọi là tiền đạo giữa) như 4-3-3, 3-4-3…

Messi là tiền đạo kì cựu của Barcelona

Messi là tiền đạo kì cựu của Barcelona

Tiền đạo Thường

Cầu thủ Tiền đạo Thường bắt nguồn từ tiền đạo trung tâm, thường có 2 cầu thủ chứ không phải là 1 cầu thủ như tiền đạo trung tâm. 

Những người đảm nhận vị trí tiền đạo thường thường di chuyển nhiều hơn  tiền đạo trung tâm, thoải mái và linh hoạt hơn tiền đạo trung tâm, tiền đạo có thể lui về phần sân nhà để kiếm bóng khi cần. 

Hiện nay, có khá nhiều tiền đạo nổi tiếng  trên thế giới với khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ bằng cách bứt phá tốc độ và sử dụng kĩ thuật cá nhân để vượt qua hậu vệ đối phương. Họ là những người chơi nhanh nhẹn với khả năng kiểm soát bóng khá và khả năng lừa bóng tốt. 

Một tiền đạo có khả năng sút bằng hai chân một cách tự tin, với lực sút mạnh và độ chính xác cao, và sở hữu khả năng cầm bóng dưới áp lực của hậu vệ đối phương trong những tình huống chỉ có một mình, tất nhiên là cần thêm một chút sứt mạnh để tì đè khi cần thiết chính là một tiền đạo xuất sắc.  Trong bóng đá hiện đại, các HLV thường sử dụng 2 hoặc 3 tiền đạo thường khi cần tấn công.

Tiền đạo lùi sâu (Tiền đạo thứ 2)

Một tiền đạo thứ 2 thường có vị trí lâu dài trong bóng đá nhưng thuật ngữ để mô tả nó đã thay đổi qua nhiều năm. Ban đầu những cầu thủ như vậy được gọi là Tiền đạo trong, hay Tiền đạo nằm-sâu. 

Ngày nay,  hai biến thể của kiểu cũ đã được phát triển với các tên gọi như: Thứ hai, Hỗ trợ tiền đạo nhưng hay được gọi nhất với hai cái tên là Tiền đạo lùi và Hộ công và họ thường mang áo số 10. 

Những gì người ta có thể dễ dàng nhận thấy từ vị trí này:  đó không phải là vị trí tiền vệ thông thường mà cũng không phải chỉ để ghi bàn như một tiền đạo, số 10, hoặc người tạo lối chơi, là một vị trí tiên tiến và trái ngược với một Tiền vệ kiến thiết-tuyến dưới đơn thuần. 

Tiền đạo thứ hai thường hay chuyền bóng cho tiền đạo trung tâm  hoặc tự mình ghi bàn. Người ta hay nhầm lẫn vị trí tiền đạo thứ hai với tiền vệ tấn công, vì vị trí của cả hai tương đối giống nhau, nhưng qua nhiều năm bàn luận cuối cùng hộ công đã được tính cho vị trí tiền đạo. 

Hệt như tên gọi,  tiền đạo lùi thường chơi lùi hơn một chút so với tiền đạo trung tâm và các số 10 hay còn được gọi là Trequartista (ở Ý) có những đặc điểm của cả hai vị trí này, chuyền tốt và dứt điểm tốt. 

Điều này thực sự đã được các trequartista như Raúl González hoặc Roberto Baggio hay Alessandro Del Piero thể hiện, họ thi đấu rất thoải mái, di chuyển tự do ngay dưới một tiền đạo phía trên và thường xuyên tạo các đường chuyền dọn cỗ cho đồng đội cũng như tự mình ghi bàn khi cần.

Tiền Đạo Cánh – LF / RF

Tiền đạo cánh thường đứng ở một vị trí rộng gần đường biên. Họ có thể được phân loại là tiền đạo, nguồn gốc của họ là từ vị trí tiền đạo bên ngoài, và tiếp tục được gọi như vậy trong hầu hết các vùng trên thế giới, đặc biệt là trong tiếng Latinh, các nền văn hóa bóng đá Hà Lan, và trong thế giới của Ăng-lô-Xắc-xông. 

Tiền đạo cánh thường xuất hiện trong những đội tấn công mạnh như Barcelona hay Chelsea, lấy tấn công làm phòng ngự, họ sử dụng các đội hình chơi với ba tiền đạo như 4-3-3, 3-4-3…là chính. 

Tiền đạo cánh thường có nhiệm vụ phải đánh bại hậu vệ cánh đối lập, họ thường cầm bóng, rê dắt rồi qua người, chạy cắt-lưng đối phương hoặc chọn địa điểm thuận lợi và tạt bóng vào trong cho các tiền đạo dứt điểm từ cự ly gần. 

Những người có kỹ năng lừa bóng tốt thường được giao cho vị trí tiền đạo cánh. 

Ở một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, tiền đạo cánh thường đảm nhiệm nhiệm vụ phòng thủ đơn giản là giành bóng từ chân hậu vệ đối phương khi họ có bóng. Nếu không thì họ có thể chơi gần hơn với vị trí tiền vệ để giúp họ tranh chấp, khi ấy, đội anh ấy sẽ giành lại được bóng. 

Scores: 4.9 (11 votes)



x